Bệnh dịch Covid 19 là gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Phòng Chống, Điệu Trị

1 Bệnh do vi-rút corona (COVID-19) là gì?

Bệnh do vi-rút corona (COVID-19) là gì?
Hình ảnh virut corona – covid19

Bệnh do vi-rút corona (COVID-19) là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút SARS-CoV-2 gây ra.
Hầu hết người mắc bệnh COVID-19 sẽ gặp các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và hồi phục mà không cần phải điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, một số người sẽ chuyển bệnh nghiêm trọng và cần được hỗ trợ y tế.

Coronavirus là một họ virus lớn, một số virus gây bệnh ở người và virus lây truyền giữa các loài động vật, bao gồm lạc đà, mèo và dơi. 2019-nCoV mới xuất hiện gần đây không giống với coronavirus gây ra Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) hoặc coronavirus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

2 Triệu chứng COVID-19

Triệu chứng COVID-19
Triệu chứng khi nhiễm virut corona

Những triệu chứng ban đầu khi mắc phải virut corona (covid-19).

COVID-19 tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết những người nhiễm vi-rút sẽ có triệu chứng bệnh từ nhẹ đến trung bình và có thể hồi phục mà không cần nhập viện.

Các triệu chứng thường gặp nhất:

  • Sốt
  • Ho
  • Mệt mỏi
  • Mất vị giác hoặc khứu giác

Các triệu chứng ít gặp hơn:

  • Đau họng
  • Đau đầu
  • Đau nhức
  • Tiêu chảy
  • Da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái
  • Mắt đỏ hoặc ngứa

Các triệu chứng nghiêm trọng:

  • Khó thở
  • Mất khả năng nói hay cử động hoặc thấy lú lẫn
  • Đau ngực.

Nguời nhiễm COVID-19 không triệu chứng có nghĩa là gì?

Không triệu chứng: là người nhiễm SARS-CoV-2 được khẳng định bằng xét nghiệm realtime RT-PCR dương tính, nhưng không có triệu chứng lâm sàng.

Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 5-6 ngày kể từ khi một người nhiễm vi-rút. Tuy nhiên, thời gian này có thể lên tới 14 ngày.

3 Thời gian ủ bệnh của COVID-19 là bao lâu?

Hướng dẫn của Bộ Y tế cho biết: Thời gian ủ bệnh của COVID-19 từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày.28 thg 4, 2021

Gần 20% người nhiễm COVID-19 diễn biến nặng trong 7-8 ngày.

4 Cách lây lan

Vi-rút này có thể lây từ miệng hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh dưới dạng các giọt nhỏ khi họ ho, hắt hơi, nói chuyện, hát hoặc thở. Những giọt này có kích thước từ các giọt bắn lớn theo đường hô hấp cho đến các sol khí nhỏ.

Bạn có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải vi-rút nếu đang ở gần người nhiễm COVID-19 hoặc chạm vào bề mặt có vi-rút rồi lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng. Vi-rút dễ lây lan hơn trong nhà và ở những nơi đông đúc.

Hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng. Luôn gọi điện trước khi gặp bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế.
Những người có triệu chứng nhẹ và không có biểu hiện bệnh nào khác nên điều trị triệu chứng tại nhà.

5 Phòng chống & điều trị

5.1 Cách phòng chống

Cách phòng ngừa Covid-19 (quy tắc 5K)

Bộ Y tế kêu gọi người dân phòng chống dịch Covid-19 với thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế.

Khẩu trang:

Đeo khẩu trang vải đúng cách tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

Khử khuẩn:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, khử khuẩn các bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, ghế…

Khoảng cách:

Giữ khoảng cách tiếp xúc an toàn với người khác.

Không tụ tập đông người.

Khai báo y tế:

thực hiện khai báo y tế.

5.2 Phòng chống

Phác đồ điều trị Covid-19 trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1, liệu pháp oxy:

Khi bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng khó thở, không cung cấp đủ lượng oxy cho máu, điều trị bằng oxy là liệu pháp đầu tiên và cơ bản.

Giai đoạn 2, liệu pháp oxy cao áp:

Đây là phương pháp điều trị cho bệnh nhân đã nhiễm trùng nghiêm trọng, để theo dõi dấu hiệu sinh tồn. Bệnh nhân sẽ được thở oxy nguyên chất hoặc hỗn hợp khí giàu oxy trong buồng cao áp.

Giai đoạn 3, thông khí cơ học (thở máy):

Ở giai đoạn tiến triển, khi việc thông khí tự nhiên không còn tác dụng, người bệnh sẽ được hỗ trợ thủ thuật xâm lấn gây mê, thở máy để duy trì sự sống.

Giai đoạn 4, ECMO:

Đây là lựa chọn cuối cùng, khi bệnh nhân Covid-19 đang ở tình trạng nguy kịch, phổi tổn thương nghiêm trọng và không còn đủ sức để thực hiện quá trình trao đổi khí thông thường. ECMO là phương pháp hồi sức cấp cứu tiên tiến nhất hiện nay, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện quá trình trao đổi oxy ở bên ngoài cơ thể, duy trì chức năng sống. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã ban hành hướng dẫn sử dụng liệu pháp ECMO nhằm hỗ trợ điều trị coronavirus cho người bệnh.

5.3 Điều trị & chăm sóc lâm sàn

Nguyên tắc điều trị đối với người nhiễm Covid-19 là ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy bệnh phẩm đúng cách, làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh; ca bệnh xác định cần nhập viện theo dõi và cách ly.
Điều trị theo từng triệu chứng

Đối với môi trường điều trị:

  • Cần giữ phòng thông thoáng, mở cửa sổ.
  • Có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng.

Đối với bệnh nhân:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vệ sinh mũi họng thường xuyên, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên, súc họng, miệng bằng các dung dịch vệ sinh thông thường.
  • Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.

Cách điều trị Covid-19:

  • Thận trọng khi truyền dịch.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nâng cao thể trạng.
  • Bệnh nhân sốt cao, hạ sốt bằng paracetamol theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết.
  • Có thể sử dụng các biện pháp điều trị khác như thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, corticosteroids toàn thân, lọc máu ngoài cơ thể, Immunoglobulin truyền tĩnh mạch (IVIG), phục hồi chức năng hô hấp…

Thời gian điều trị Covid trong bao lâu?

Người trưởng thành, người khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh mãn tính nếu mắc Covid-19 ở thể nhẹ vẫn phải mất vài tuần để phục hồi sức khỏe.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ), 1% bệnh nhân được báo cáo ở độ tuổi dưới 35 vẫn chưa hồi phục sức khỏe hoàn toàn sau 21 ngày kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Mặt khác, 35% bệnh nhân cho biết họ chưa thể phục hồi sức khỏe từ 2-3 tuần, các triệu chứng như ho, mệt mỏi và khó thở có thể kéo dài vài tuần sau khi nhiễm virus.

Quá trình phục hồi sau khi nhiễm Covid-19 có thể rất lâu, ngay cả với người lớn khỏe mạnh, người không có vấn đề bệnh lý. Đây là hồi chuông, cảnh báo cộng đồng cần nâng cao cảnh giác với Covid-19, nhất là những người không cho rằng Covid-19 là một bệnh lý nghiêm trọng.

6 Cách chăm sóc người nhiễm Covid-19

Động viên tinh thần:

Cần động viên giúp người bệnh hiểu về Covid-19 cũng như cơ chế lây lan, giúp họ biết cách phòng tránh bệnh mà không hoang mang, lo lắng. Không để các thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến người bệnh.

Cách ly:

Cần sắp xếp cho người bệnh ở một phòng riêng biệt, thoáng khí, hạn chế tiếp xúc không cần thiết với người khác nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan. Cần đeo khẩu trang y tế đúng cách cho cả người bệnh và người chăm sóc.

Không dùng chung vật dụng cá nhân: Các vật dụng cá nhân được khuyến cáo không nên dùng chung là lược chải đầu, chén, đĩa, dụng cụ trang điểm, dao cạo râu, bấm móng tay, bàn chải đánh răng, khăn, nón mũ, tai nghe… Nên khử khuẩn tất cả các vật dụng cá nhân sau khi đã sử dụng.

Vệ sinh, khử khuẩn bề mặt tiếp xúc:

Nhiều nghiên cứu cho thấy, virus Sars-Cov-2 có thể tồn tại trên bề mặt tối đa lên đến 16 giờ, do đó cần vệ sinh khử khuẩn tất cả các bề mặt, đặc biệt là vật tiếp xúc như tay nắm cửa, công tắc điện, mặt bàn, ghế…

Rửa tay đúng cách: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây một lần, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi.

Bổ sung đầy đủ nước: Bổ sung nước và các khoáng chất đầy đủ, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải cho người bệnh.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Sử dụng các thực phẩm cao năng lượng và giàu dưỡng chất. Năng lượng nên đạt 80%-100% nhưng không quá 110% nhu cầu.

Tập luyện:

Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thể nhẹ, người bệnh có thể cách ly điều trị tại nhà, duy trì nghỉ ngơi, thư giãn. Người bệnh cũng cần vận động nhẹ nhàng, tránh nằm một chỗ quá lâu, đặc biệt là người già.

7 Câu hỏi liên quan thắc mắc đến virus corona

7.1 Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên ở đâu?

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019.

7.2 Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới hiện nay như thế nào?

Hiện nay, tình hình dịch trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, đặc biệt tại một số nước sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch đã bùng phát dịch trở lại, dự báo trong thời gian tới số ca bệnh còn tiếp tục gia tăng. Bộ Y tế cảnh báo, ở Việt Nam, nguy cơ dịch bệnh bùng phát vẫn luôn hiện hữu.

7.3 Thời gian cách ly tập trung đối với COVID-19 là bao lâu?

Như vậy, trước mắt thời gian cách ly tập trung đối với những người có tiếp xúc gần với các ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 và các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam sẽ kéo dài 21 ngày thay vì 14 ngày so với trước đây.

7.4 Cần giữ khoảng cách bao nhiêu trong mùa đại dịch COVID-19?

Giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét tại các không gian chung, khu sinh hoạt cộng đồng.

7.5 Các triệu chứng thần kinh có thể gặp ở người mắc COVID-19 thể nặng?

Theo các nghiên cứu trước đây, COVID-19 dường như ảnh hưởng đến chức năng não của người bệnh. Các triệu chứng thần kinh gặp ở người bệnh COVID-19 cụ thể là mất khứu giác, rối loạn vị giác, yếu cơ, tê tay chân, chóng mặt, lú lẫn, mê sảng, co giật và đột quỵ. Các nghiên cứu đều hướng tới những người bệnh COVID thể nặng.

7.6 Kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính có giá trị trong bao lâu?

Trong đó, kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR âm tính có giá trị 5 ngày, kết quả xét nghiệm nhanh có giá trị trong thời hạn 3 ngày.

7.7 Giá một lần xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR theo quy định mới là bao nhiêu?

Hiện nay, Bộ Y tế đang hướng dẫn các đơn vị thực hiện thu phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR là 734.000 đồng/xét nghiệm.

7.8 COVID-19 có thể lây truyền qua ruồi, muỗi không?

Cho đến nay, không có bằng chứng hoặc thông tin nào cho thấy virus gây bệnh COVID-19 lây truyền qua ruồi, muỗi. Virus gây ra COVID-19 lây lan chủ yếu qua các giọt nhỏ khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói. Bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh khi chạm vào bề mặt bị ô nhiễm và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.

7.9 Ho có đờm có phải là một trong các triệu chứng ban đầu của COVID-19?

Triệu chứng khởi phát hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.

7.10 Việt Nam bắt đầu thử nghiệm vắc xin COVID-19 từ khi nào?

Vắc xin Nano Covax của công ty Nanogen là vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên của Việt Nam đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Những mũi tiêm đầu tiên triển khai từ 17/12/2020

7.11 Thông điệp 5 K trong phòng chống đại dịch COVID-19 là gì?

Thực hiện tốt thông điệp 5 K gồm: khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế để giữ an toàn cho bản thân và xã hội trước đại dịch COVID-19.

7.12 Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm

Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

7.13 Mức giá mới của xét nghiệm nhanh COVID-19 được tính như thế nào?

Nếu người có thẻ BHYT đủ điều kiện được thanh toán BHYT và là đối tượng được hưởng mức 80% chi phí khám, chữa bệnh thì được Quỹ BHYT chi trả theo phạm vi được hưởng. Khi đó, mức hưởng của một lần xét nghiệm nhanh là 135.000 x 80% = 108.000 đồng.

7.14 Hiện ở Việt Nam đã có dịch vụ tiêm vaccine COVID-19 chưa?

Hiện nay Việt Nam chưa áp dụng tiêm vaccine COVID-19 theo hình thức dịch vụ, trước mắt vaccine được tiêm hoàn toàn miễn phí.

7.15 Vắc xin phòng COVID-19 của Chính phủ Nhật tặng cho Việt Nam có tên là gì?

Vắc xin này có tên là VAXZEVRIA Intramuscular Injection (tên khác: Covid-19 Vaccine AstraZeneca Injection), dung dịch tiêm bắp, 1 lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml.

Nguồn tham khảo https://covid19.gov.vn/ wiki, vnvc, …