Bệnh zona thần kinh là gì? nguyên nhân gây bệnh, những dấu hiệu nhận biết, thuốc nào điều trị, cách phòng tránh bênh zona thần kinh hiệu quả. Cùng Nhà thuốc Uyên Trang tìm hiểu:
1 THÔNG TIN VỀ BỆNH ZONA THẦN KINH

Bệnh Zona thần kinh được biết đến là một bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra. Đây cũng là loại virus gây nên bệnh thủy đậu, khi bệnh thủy đậu được điều trị khỏi virus không hoàn toàn biến mất mà ẩn nấp trong hệ thần kinh nhiều năm. Khi gặp các tác nhân hoặc thời điểm thích hợp nó sẽ tái hoạt động gây nên bệnh Zona thần kinh.
1.1 Đối tượng dễ mắc phải bệnh Zona thần kinh
Bệnh Zona thần kinh không trừ bất cứ ai, nhưng thường gặp ở người có hệ miễn dịch kém và người già. Hầu hết những người bị Zona thần kinh sẽ tự khỏi trong khoảng 2 – 3 tuần nếu điều trị đúng. Thông thường bệnh Zona thần kinh hiếm khi xảy ra hơn 1 lần ở một người nhưng không phải không có khả năng nhiễm bệnh trở lại vì thế bạn cần hết sức cẩn thận.
Người già là đối tượng hay mắc Zona thần kinh. Ngoài các đối tượng là người già, người có hệ miễn dịch yếu, có một số yếu tố điển hình có thể tăng cao nguy cơ mắc bệnh đó là:
- Người mắc một số bệnh nhất định: Ví dụ các bệnh như HIV/AIDS, ung thư có thể khiến hệ miễn dịch bị suy yếu.
- Người đang điều trị ung thư: Các biện pháp hóa trị, xạ trị có thể làm giảm sức đề kháng của bạn với virus gây bệnh.
- Một vài đối tượng đang sử dụng thuốc: Có một số thuốc khiến người bệnh tăng cao nguy cơ mắc Zona thần kinh nếu sử dụng trong thời gian dài.
1.2 Nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh
Như đã nói ở trên, bệnh Zona thần kinh do virus varicella zoster cùng với loại virus gây bệnh thủy đậu gây ra. Khi tiếp xúc với nguồn bệnh, virus lây lan rất nhanh và tấn công cơ thể người khiến bề mặt da có các nốt mụn nước ngứa rát – đây là khi người bệnh bị thủy đậu.
Sau đó virus đi sâu vào các tế bào thần kinh, mặc dù bệnh thủy đậu đã được điều trị khỏi nhưng virus này vẫn ẩn nấp trong cơ thể tới vài năm thậm chí chục năm sau mới tái phát lại gây bệnh zona thần kinh. Bất kỳ người nào đã từng bị thủy đậu cũng có nguy cơ mắc Zona thần kinh, khi có yếu tố kích hoạt virus sẽ khiến tổn thương xuất hiện dọc theo dây thần kinh trên da, bọng nước đau rát xuất hiện.
Cho đến hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra được tác nhân khiến virus tái hoạt động nhưng trên thực tế cho thấy những yếu tố khiến người bệnh dễ mắc bệnh cần kể đến như:
- Căng thẳng.
- Khả năng miễn dịch kém.
- Do lây truyền.
Chính vì những tác nhân này rất dễ hình thành nên bạn cần lưu ý tới tình trạng sức khỏe để nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh là các virus ẩn mình lâu bên trong không có cơ hội tái phát triển trở lại.
1.3 Quá trình ủ bệnh Zona thần kinh
Trước khi hình thành những mụn rộp nước rát đỏ thì người bệnh sẽ cảm thấy đau rát và nhạy cảm ở vùng da bị tổn thương trước đó vài ngày. Khi mới xuất hiện vùng da của người bệnh sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ, vùng da xung quanh màu đỏ, sau 3 – 5 ngày sau thì những mụn nước này lan rộng ra theo đường dây thần kinh của tủy sống.
Sau khoảng 10 ngày mụn nước vỡ ra chảy nước rồi sau đó khô đi đóng vảy và thành sẹo. Tùy từng cơ địa mỗi người mà quá trình này có thể kéo dài trong 1 – 2 tuần hoặc 3 – 4 tuần nhưng hầu như sau đó vẫn người bệnh vẫn sẽ thấy đau ở vùng da bị Zona. Mùa hè bệnh Zona thần kinh thường phát triển thành dịch vì do độ ẩm cao, nắng nóng việc tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung khiến mầm bệnh dễ lây lan.
1.4 Triệu chứng bệnh Zona thần kinh
Triệu chứng của bệnh Zona thần kinh thường không đặc hiệu nhưng có những dấu hiệu rất dễ nhận biết, bạn chỉ cần chú ý một chút có thể nhận ra bệnh sớm nhất có thể.
Dấu hiệu bệnh Zona thần kinh thường thể hiện qua từng giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Trước khi phát bệnh người bệnh cũng có những triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng như: sốt nhẹ, người đau nhức, mệt mỏi.
- Giai đoạn 2: Dấu hiệu bệnh Zona thần kinh tiếp theo phải kể đến là vị trí trên da bắt đầu xuất hiện vết ửng đỏ, da tấy lên, ngứa rát đôi khi nhức rất khó chịu. Khi các nốt mụn nước xuất hiện nhìn rất giống như bị bỏng đồng thời vùng da này sẽ đau hơn và nhạy cảm hơn vùng da bình thường.
Vùng da ửng đỏ có gờ cao hơn bề mặt da, các mụn nước có thể rải rác hoặc tập trung lại thành từng vệt nhìn như trùm nho. Sau đó khoảng 2 – 4 tuần các mụn nước vỡ và xẹp đi để lại sẹo. Trong thời gian mọc mụn nước da thường nổi hạch sưng tại vùng tương ứng và đâu là triệu chứng bệnh zona thần kinh dễ chẩn đoán nhất.
– Trường hợp bị bội nhiễm người bệnh có thể bị sốt cao, vùng Zona mưng mủ và lây lan diện rộng lúc này bệnh nhân nên cẩn thận vì rất có thể sẽ bị nhiễm trùng máu.
Một số vị trí mà bệnh Zona thần kinh thường tấn công đó là: ở cổ, ở tay, ở quanh miệng, môi, mắt…. Khi bị Zona thần kinh ở mắt cần phải hết sức thận trọng vì vị trí này có thể gây viêm loét giác mạc, để lại sẹo, ảnh hưởng thị giác nếu bạn không điều trị cẩn thận.
1.5 Biến chứng của bệnh Zona thần kinh
Zona thần kinh là một bệnh truyền nhiễm vì thế nó có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên người bị lây bệnh có thể sẽ bị thủy đậu chứ không phải bệnh Zona thần kinh. Những người đã từng bị thủy đậu sẽ không mắc Zona thần kinh từ người khác nhưng nếu đã bị Zona thì vẫn có thể bị lây Zona thần kinh thêm một lần nữa.

Khi bị Zona thần kinh nếu không có biện pháp điều trị chính xác và kịp thời có thể sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm loét da: Mụn nước tích tụ phá hủy bề mặt da hình thành các vết loét sâu, sưng tấy, dễ bị nhiễm trùng.
- Đau thần kinh: Vì bệnh Zona thần kinh xuất phát từ virus trú ẩn tại các dây thần kinh nên người bệnh sẽ bị đau nhức âm ỉ, sâu trong tế bào thần kinh, hệ thần kinh dưới da bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Để lại sẹo: Không điều trị sớm các tổn thương do Zona gây ra sẽ để lại sẹo lồi lõm gây mất thẩm mỹ nhất là các khu vực cổ, mặt, vành tai.
- Giảm thị lực: Khi virus tấn công tại vùng mắt, ngoài các biểu hiện của bệnh Zona thần kinh ở mắt gây đau người bệnh còn bị giảm thị lực thậm chí có thể mù nếu không điều trị kịp thời.
- Ảnh hưởng tới thính giác: Zona thần kinh ở tai có thể gây ù tai, khó nghe thậm chí điếc.
- Viêm màng não: Nguy cơ bị viêm màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu nếu Zona trên mặt trông được điều trị kịp thời.
2 BỆNH ZONA THẦN KINH CÓ LÂY SANG NGƯỜI KHÁC KHÔNG?
Zona thần kinh là do virus gây nên, chính vì vậy đây là căn bệnh có khả năng lây lan rất cao. Đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già,.. đều là những người có dễ bị lây bệnh nhiều nhất.
Còn đối với những người chưa từng mắc bệnh Zona thần kinh, sau khi mắc bệnh này tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu là rất lớn.
Nếu đã mắc bệnh thủy đậu rồi thì khó có thể lây bệnh thủy đậu một lần nữa. Nhưng khả năng tái phát Zona thần kinh về sau là điều không thể tránh khỏi.
Bệnh Zona thần kinh lây qua đường nào?
- Như đã nêu trên, bệnh Zona thần kinh có khả năng lây lan từ người sang người, từ đồ dùng sang người. Bản chất của bệnh Zona chính là virus thủy đậu sống tiềm ẩn bên trong cơ thể.
- Nếu sức khỏe của chúng ta tốt, các virus này sẽ ngủ đông trong cơ thể nhưng nếu sức khỏe kém thì sẽ bị lây nhiễm.
- Ngoài ra, bệnh Zona thần kinh có thể lây qua đường tiếp xúc chung với các dụng cụ sinh hoạt, hoặc nước bọt, nước dịch trong nốt zona của người đang bị bệnh.
- Các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ có thai, người đang có bệnh sẵn trong người…sẽ dễ bị lây nhiễm nhất.
- Tuy nhiên bệnh Zona thần kinh không lây qua đường hô hấp như nhiều người lo sợ.
3
PHÒNG CHỐNG & ĐIỀU TRỊ BỆNH ZONA
3.1 Liệu trình điều trị bệnh ZONA
Liệu trình điều trị đau thần kinh sau Zona gồm các bước theo trình tự, dựa trên tổn thương, triệu chứng lâm sàng và mức độ trầm trọng của đau, cũng như những ảnh hưởng của đau đến nhịp sống hàng ngày của người bệnh. Bác chuyên khoa điều trị đau sẽ khám xét và đánh giá để có quyết định lựa chọn
Với đợt đau cấp của Zona, hầu hết có thể kiểm soát đau bằng các thuốc giảm đau thông thường trong liệu trình điều trị với các thuốc kháng virus, thuốc giảm viêm, thuốc giảm đau và thuốc bôi hay dung dịch sát khuẩn nhằm hạn chế tình trạng bội nhiễm gây trầm trọng hơn tổn thương.
Điều trị đợt zona cấp một cách hiệu quả là yếu tố quan trọng nhất đối với bệnh Zona bao gồm: thuốc chống virus, thuốc giảm viêm, thuốc giảm đau thông thường, đề phòng bội nhiễm vi khuẩn trên da bằng cách vệ sinh hàng ngày
Tuy nhiên, tùy mức độ đáp ứng với thuốc, với điều trị tích cực của từng người bệnh mà triệu chứng đau không giống nhau.
Nếu đau gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày ngủ, nghỉ, đi lại, ăn uống thì cần nghĩ đến sử dụng các thủ thuật nhằm ngăn chặn cảm giác đau dẫn truyền từ ngoại vi qua tủy sống và lên não bằng việc ức chế chọn lọc phần thần kinh cảm giác chi phối vùng đau gọi là kỹ thuật phong bế thần kinh.
3.2 Thuốc kháng virus
Trong khi không có phương pháp chữa bệnh cho bệnh zona, thuốc kháng virus có thể ngăn chặn virus lan rộng. Điều trị nhanh chóng có thể làm cho trường hợp bệnh zona ngắn hơn và nhẹ hơn, giảm một nửa nguy cơ phát triển bệnh thần kinh hậu nhãn áp. Các bác sĩ khuyên bạn nên bắt đầu dùng các loại thuốc kháng virus theo đơn nếu có những hiệu đầu tiên của phát ban bệnh zona. Các lựa chọn bao gồm acyclovir, valacyclovir, hoặc famcyclovir.
Thuốc giảm đau và các loại kem chống ngứa như calamin có thể làm giảm đau và ngứa. Nếu cơn đau trầm trọng hoặc phát ban ở gần mắt hoặc tai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay. Các thuốc bổ sung như corticosteroid có thể được kê đơn để giảm viêm.
3.4 Vắcxin zona thần kinh
Các chuyên gia y tế khuyến cáo những người từ 60 tuổi trở lên nên chủng ngừa bệnh zona. Trong một thử nghiệm, vắcxin này làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona và giảm nguy cơ đau thần kinh dưới thắt lưng xuống 67%.
3.5 Ai không nên tiêm phòng?
Bạn không nên tiêm vắcxin nếu đang mang thai; Bạn có HIV/AIDS hoặc một hệ miễn dịch yếu; Bạn đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị; Bạn có tiền sử bệnh bạch cầu hoặc lymphoma; Bạn bị dị ứng với gelatin, kháng sinh neomycin, hoặc bất kỳ thành phần nào trong vắcxin.
3.6 Những điều cần tránh khi bị zona:
Nhiều người vẫn lầm trưởng là bệnh zona thần kinh phải kiêng nước và kiêng gió. Điều này là không chính xác, người bệnh vẫn có thể tắm rửa bình thường, chỉ lưu ý là không gãi, không chà xát trực tiếp xà phòng lên vùng da bị bệnh.
- Tuyệt đối không đắp đậu xanh, gạo nếp hoặc lá thuốc nam, ngậm rồi phun một loại chất lỏng nào đó lên da. Làm như vậy không những không chữa được bệnh zona mà còn kéo theo nguy cơ bội nhiễm da, gây loét, kích ứng da…
- Tránh tiếp xúc da – da với người chưa từng bị thủy đậu, đang bị bệnh hoặc có hệ miễn dịch kém.
- Không được gãi vì có thể sẽ để lại sẹo và làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn thứ phát.
- Người bệnh cũng cần tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Nếu các triệu chứng có xu hướng tồi tệ hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng mới, cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.
4 LƯU Ý CHO NGƯỜI BỊ ZONA THẦN KINH
Vì bệnh có thể lây qua đường tiếp xúc với nước bọt, nước dịch vết thương, đồ dùng sinh hoạt chung nên người bệnh chủ động:
- Cách ly với những người xung quanh. Tuyệt đối không sử dụng chung quần áo, khăn tắm, khăn rửa mặt, chậu tắm,…với người khác dễ tạo điều kiện làm lây lan virus cho người khỏe mạnh.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể. Tắm rửa hàng ngày với nước ấm; không dùng xà phòng để rửa vùng da bị zona thần kinh.
- Không gãi ngứa, cắt hết móng tay để giảm tổn thương khi lỡ trót gãi. Nếu gãi sẽ khiến vết thương lâu lành, loét dễ bị nhiễm khuẩn và có khả năng để lại sẹo.
- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, giặt giũ chăn màn, đệm, gối, ga giường,…để đảm bảo sức khỏe tốt cho chính bản thân người bệnh.
- Bổ sung đầy đủ nước lọc, thực phẩm rau xanh, trái cây. Nên uống nhiều nước ép hoa quả để tăng dinh dưỡng và sức đề kháng cho cơ thể.
Mặc dù có nhiều người bị Zona thần kinh có khả năng tự khỏi sau vài tuần nhưng các chuyên gia lưu ý bạn không nên chủ quan khi bị Zona bởi nó có thể gây nên nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Hiện nay có nhiều cách chữa trị Zona thần kinh hiệu quả nhưng để điều trị triệt để tránh biến chứng bạn cần tới cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám trước tiên. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi hoặc thực hiện các mẹo chữa Zona mà nhiều người mách vì như vậy rất có thể xảy ra nguy cơ bội nhiễm.
Việc điều trị Zona thần kinh hiện nay chủ yếu là các loại thuốc giảm đau nhức, ức chế sự tái phát của virus. Các loại thuốc bao gồm kháng sinh, kháng virus, thuốc chống nhiễm khuẩn, hạ sốt, chống viêm, làm dịu da… ở dạng thuốc uống, thuốc bôi.
Mong rằng những thông tin mà các chuyên gia tại nhà thuốc Uyên Trang về bệnh Zona thần kinh sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh