Bệnh cảm cúm là gì, nguyên nhân gây bệnh cảm, cách đề phòng, hướng dẫn chữa trị bệnh cảm cúm lúc giao mùa, những sai lầm khi điều trị bệnh cúm, … những vấn đề liên quan đến bệnh cảm cúm sẽ được Uyên Trang tổng hợp giải đáp thắc mắc.
I. Bệnh CÚM hay CẢM CÚM là gì?
Bênh cảm là tên gọi chung của nhiều loại bệnh trong đó như: cảm cúm, cảm lạnh, cảm tả,…
Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn.
Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng.
Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm?
- Do virus gây ra.
Bệnh nhân mắc bệnh cúm thường bị tăng nhiệt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức bắp thịt khắp cơ thể, ho, mệt mỏi. Cúm cũng có thể nhập vào làm viêm phổi và có thể đưa đến tử vong, .
II. Triệu chứng/ dấu hiệu nhận biết bệnh CÚM
1. Dấu hiệu nhận biết
- Sốt trên 38 độ C.
- Ớn lạnh và đổ mồ hôi.
- Nhức đầu.
- Ho, ho khan.
- Nghẹt mũi, sổ mũi;
- Đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lưng, tay và chân.
- Mệt mỏi và yếu.
- Mất cảm giác thèm ăn.
- Hắt hơi;
- Đau họng;
- Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi;
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
- Dạ dày khó chịu (xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn);
- Ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 6 tuần
- Tiêu chảy
2. Đối tượng hay bị mắc phải bệnh CÚM
- Trẻ dưới 5 tuổi;
- Người trên 65 tuổi;
- Phụ nữ mang thai;
- Người có hệ miễn dịch yếu;
- Người bị béo phì nặng;
- Người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đường
3. Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh
Nếu chỉ quan sát triệu chứng, chúng ta khó mà phân biệt được cảm cúm và cảm lạnh. Tuy nhiên, nhìn chung thì: Các triệu chứng cúm thường kéo dài và đi kèm với sốt, run rẩy và đau cơ.
Triệu chứng cảm lạnh thường ngắn hơn và chỉ đi kèm với tình trạng chảy nước mũi và sốt nhẹ.
III. Cách phòng chống bệnh CÚM hiệu quả
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh cúm bằng cách thường xuyên rửa tay và tránh tiếp xúc với những người bị bệnh. Nếu bạn cảm thấy không khỏe, hãy xin nghỉ việc, nghỉ học hoặc ngừng tham gia các hoạt động xã hội.
1. Đánh bại vi khuẩn!
Nếu ngăn chặn được các vi khuẩn, thì bệnh cúm cũng sẽ được đẩy lùi! Bạn và gia đình có thể ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn – và bệnh cúm – bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc gel diệt khuẩn – và dùng khăn giấy để che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Hãy nhớ thay khăn giấy một cách có trách nhiệm.
2. Tăng cường hệ miễn dịch!
Hãy tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể để chống lại bệnh cúm bằng cách tập thể dục và ăn nhiều rau quả tươi.
3. Tiêm chủng!
Vác-xin đang được phát triển liên tục để thích ứng với hầu hết các chủng cúm thường gặp – vì thế bạn và con bạn (đặc biệt trẻ dưới hai tuổi) nên tiêm vác-xin phòng chống hàng năm.
Thuốc vắc-xin bệnh cúm (Vaxigrip): là loại vắc-xin tinh chất, không tác hại. Mỗi 0,5ml dung dịch vắc-xin có chứa antigen:
- A/New Caledonia/20/99 (H1N1) – gần giống dòng A/New Caledonia/20/99 (IVR-116) 15 mg haemagglutinin,
- A/Moscow/10/99 (H3N2) – gần giống dòng A/Panama/2007/99 (RESVIR-17) 15 mg haemagglutinin,
- B/Hong-Kong 330/2001 – gần giống dòng B/Shangdong/7/97 15 mg haemagglutininin.
Vắc-xin điều chế từ siêu vi trùng cấy trong trứng gà và được formaldehyde làm cho vô hại.
Sau khi tiêm Vaxigrip, cơ thể tạo kháng thể chống lại các dòng siêu vi cúm trong vắc-xin. Nhưng vì các dòng siêu vi cúm thay đổi thường xuyên, vắc-xin chống cúm có thể không ngăn cản được tất cả loại cúm – và thường được thay đổi theo từng năm, từng trận dịch cúm.
3.1 Thuốc ngừa bệnh cúm
Biện pháp đơn giản tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm là chích ngừa cảm cúm vào mỗi mùa thu.
Có hai loại thuốc ngừa cảm cúm:
– Thuốc chích ngừa cảm cúm – một loại thuốc ngừa cảm cúm vô hại (chứa siêu vi đã chết) dùng để chích, thường chích ở cánh tay. Chích ngừa cảm cúm được chấp thuận cho sử dụng ở trẻ trên 6 tháng tuổi, người khỏe mạnh và người có bệnh mạn tính.
– Thuốc xịt mũi ngừa cảm cúm – một loại thuốc ngừa có chứa siêu vi cảm cúm còn sống và suy yếu để không gây cảm cúm, đôi lúc được gọi là LAIV (Live Attenuated Influenza Vaccine, hay Thuốc Ngừa Cảm Cúm có Siêu Vi Còn Sống và Suy Yếu). LAIV được chấp thuận cho sử dụng ở những người khỏe mạnh từ 5 đến 49 tuổi và không có thai.
Trong mỗi thuốc ngừa đều có ba loại siêu vi cảm cúm một siêu vi A (H3N2), một siêu vi A (H1N1), và một siêu vi B. Những loại siêu vi có trong thuốc ngừa sẽ thay đổi hàng năm dựa trên cuộc nghiên cứu quốc tế và dự đoán của các nhà khoa học về chủng loại siêu vi nào sẽ lây truyền trong năm dự báo.
Khoảng hai tuần lễ sau khi chích ngừa, cơ thể sẽ sinh thêm kháng thể để đề kháng việc lây nhiễm siêu vi cảm cúm.
Theo kinh nghiệm dân gian, một số phương pháp được sử dụng để phòng ngừa cúm hoặc tránh lây nhiễm cúm như ăn tỏi sống, đun sôi dấm thanh cho bay hơi khắp nhà…
3.2 Ai nên chích ngừa
Nói chung, bất cứ người nào muốn giảm thiểu nguy cơ bị cảm cúm đều có thể đi chích ngừa. Tuy nhiên, vẫn có những người nên đi chích ngừa hàng năm. Họ là những người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng của cảm cúm hoặc sống chung hay chăm sóc cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng. Những người nên chích ngừa hàng năm:
- Người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng của cảm cúm
- Những người từ 65 tuổi trở lên;
- Những người cư trú tại các viện dưỡng lão và cơ sở chăm sóc dài hạn khác có người bị bệnh tật triền miên;
- Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, kể cả bệnh suyễn;
- Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên cần chữa trị y tế thường xuyên hoặc nhập viện trong năm trước do bị bệnh chuyển hóa (giống như bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch (kể cả gặp vấn đề về hệ miễn dịch do dùng thuốc hay bị nhiễm siêu vi liệt bại kháng thể [HIV/AIDS (bệnh liệt kháng)] gây ra);
- Trẻ em từ 6 tháng đến 18 tuổi được điều trị dài hạn bằng thuốc aspirin. (Nếu trẻ em dùng thuốc aspirin trong lúc các em
- mắc bệnh cúm thì có nguy cơ bị hội chứng Reye);
- Phụ nữ có thai trong mùa bệnh cúm;
- Tất cả trẻ em từ 6 đến 23 tháng;
IV. Hướng dẫn điều trị/ chữa bệnh CÚM
Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng và các biến chứng cùng với nâng cao thể trạng bệnh nhân.
Nghỉ ngơi, ăn uống và bù nước đủ cho bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân sốt cao thì hạ nhiệt bằng Paracetamol 500 mg x 3-4 lần/ ngày.
Không dùng Aspirin hay các dẫn xuất có Salicylate khác, nhất là cho trẻ em.
Vitamin C, 1 -2 g/ ngày.
V. Hỏi đáp về bệnh cảm cúm
1. Bị cảm nên ăn gì?
Nên ăn nhiều thực phẩm rau quả.
2. Bị cảm nên làm gì?
Xác định là cảm gì? cảm cúm hay cảm lạnh để có những phương pháp điều trị, tốt nhất nên đến phòng khám hỏi ý kiến bác sĩ.
3. Bị cảm có nên tắm hay không? Trẻ bị cảm cúm có tắm được không?
Cảm cúm là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Nếu được chăm sóc đúng cách bé sẽ tự hồi phục sức khỏe. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu Trẻ bị cảm cúm có tắm được không? Rất nhiều người lo lắng việc tiếp xúc với nước sẽ làm con bệnh nặng, lâu khỏi hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tắm cho con để giúp cơ thể bé sạch sẽ, khô thoáng dễ chịu hơn. Điều bạn cần lưu ý là cách và thời gian tắm sao cho hợp lý.
Mẹ nên lau khô người cho con ngay sau khi tắm xong.
Nước ấm rất tốt cho bé vào những lúc thế này. Việc tắm giúp lau sạch mồ hôi, ghét bẩn trên cơ thể bé, tránh các bệnh về da, bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, hơi nước còn có tác dụng thông mũi rất tốt cho trẻ, để bé thư giãn và thở một cách dễ dàng hơn vì các dịch nhầy ở trong mũi đã được làm loãng nhờ hơi nước.
Khi tắm cho bé bị cúm thì mẹ lưu ý: Phải tắm trong phòng kín gió; có thể mở nước ấm trước hoặc dùng máy sưởi để phòng ấm áp hơn; chỉ tắm cho bé trong 5 hoặc 10 phút; khi ra khỏi nước phải nhanh lau khô cơ thể trẻ với khăn mềm sạch và to; tắm xong thì hạn chế cho ra ngoài trời lạnh.
4. Bé bị cảm cúm uống thuốc gì? Các loại thuốc trị cảm cúm, thuốc trị cảm cúm không gây buồn ngủ
Nghỉ ngơi, ăn uống và bù nước đủ cho bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân sốt cao thì hạ nhiệt bằng Paracetamol 500 mg x 3-4 lần/ ngày.
Không dùng Aspirin hay các dẫn xuất có Salicylate khác, nhất là cho trẻ em.
Vitamin C, 1 -2 g/ ngày.
5. Bé bị ho sổ mũi có tiêm phòng được không?
Trả lời: Được.
6. Cách chữa ngạt mũi hiệu quả, cách chữa ngạt mũi ở người lớn, cách hết nghẹt mũi ngay lập tức
6.1 Phương pháp đẩy lưỡi và ấn ngón tay
- Bước 1: Cong lưỡi chạm đầu lưỡi và răng hàm trên trong vòng 1 giây rồi bỏ xuống.
- Bước 2: Khi lưỡi vừa bỏ xuống, nhanh chóng dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa ấn nhẹ, day day vào phần giữa 2 lông mày.
- Lặp đi lặp lại bước 1 và bước 2 liên tục trong vòng 20 giây, dù bị nghẹt mũi nặng đến đâu bạn cũng có thể thở được bình thường. Thoạt nghe bạn có thể nghi ngờ về phương pháp này nhưng hãy thử làm đi, hiệu quả sẽ nằm ngoài khả năng tưởng tượng của bạn!
- Phương pháp này giúp làm thông suốt khoang mũi, chất dịch trong mũi sẽ được lưu thông.
6.2. Phương pháp nín thở
- Bạn hãy hít thật sâu, sau đó nghiêng đầu về sau và dùng tay bóp chặt mũi nín thở. Tiếp theo, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, cho đến khi bạn không thể chịu nổi nữa mới bỏ ra. Bằng cách này mũi bạn cũng sẽ hết ngạt ngay lập tức.
- Phương pháp này khởi động cơ chế phòng vệ của cơ thể. Thông qua việc nín thở, não “nhầm tưởng” rằng chúng ta đang gặp nguy hiểm vì bị thiếu không khí. Lúc này nó sẽ ra lệnh mở rộng khoang mũi do đó chúng ta có thể thở một cách dễ dàng.
7. Cách hết chảy nước mũi nhanh
- Khịt mũi, nuốt hoặc xì nhẹ để làm sạch nước mũi.
- Thử dùng liệu pháp xông hơi tại nhà.
- Bạn cũng có thể dùng máy hóa hơi hoặc máy tạo ẩm để có tác dụng tương tự.
- Tự pha chế nước muối xịt mũi để rửa sạch dịch nhầy.
- Đắp khăn mặt ướt và ấm lên mặt để giảm áp lực trong mũi.
- Trị đau và nghẹt xoang bằng cách ấn huyệt nhẹ nhàng. Liệu pháp ấn huyệt lên vùng mũi có thể giúp giảm nghẹt mũi và đau đầu do chảy nước mũi. Bạn hãy ấn thật nhẹ 10 lần lên từng góc mũi. Thực hiện tương tự với vùng trên mắt. Thực hiện động tác này mỗi ngày 2-3 lần để giảm đau xoang.
- Kê cao đầu khi nằm để giảm nghẹt mũi.
- Uống nhiều nước và chất lỏng để giúp dịch nhầy thoát ra ngoài
8. Cách làm giảm cơn ho, cách trị ho hiệu quả nhất cho người lớn
- Cách chữa ho bằng húng chanh, quất và đường phèn
- Chữa ho bằng mật ong và chanh
- Cách trị ho bằng nước củ cải luộc
- Trị ho hiệu quả bằng củ nghệ tươi
- Chữa ho bằng rau diếp cá
- Chữa ho bằng cam hấp muối
- Trị ho bằng tỏi
9. Hắt hơi sổ mũi đau họng uống thuốc gì ? ho cảm cúm uống thuốc gì ?
Đây là những dấu hiệu của cảm cúm, nếu chắc chắn là bệnh cảm cúm bạn có thể dùng thuốc trị cảm cúm.
10. Khi bị cảm có nên quan hệ không?
Không có nghiên cứu nào khẳng định là khi bị cảm không được quan hệ.
Nhưng khi bị cảm thể chất, thể trạng sức khỏe của người bị bệnh bị giảm súc, khi quan hệ tình dục là hoạt động tiêu tốn năng lượng, nên gây kéo dài thêm thời gian hồi phục sức khỏe, khiến cơ thể mỏi mệt hơn.
Tóm lại: Trên đây là tổng hợp những vấn đề liên quan đến bệnh cảm cúm: bệnh cảm cúm làm gì. Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm. Những dấu hiệu/ triệu chứng nhận biết cảm cúm. Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh. Cách phòng chống bệnh cảm cúm hiệu quả. Và điều trị bệnh cảm cúm tốt nhất.
Nếu hay chia sẻ cho mọi người cùng biết về bệnh cảm cúm để có những cách đề phòng và điều trị bệnh cảm cúm tốt nhất.