Bà bầu nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé?

Việc bà bầu nên ăn gì và lựa chọn thực phẩm tốt cho bản thân mình và thai nhi là điều rất quan trọng. Thời kì mang là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của bé, vì vậy thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi là điều cần phải được quan tâm hàng đầu. Dưới đây là những thực phẩm tốt nhất, các bà bầu có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

1. Bà bầu nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

1.1 Thịt đỏ

Thịt bò và thịt lợn nạc là những thực phẩm chứa lượng sắt khổng lồ. Bổ sung những loại thịt đỏ này trong các thực đơn ăn uống hằng ngày sẽ giúp bà bầu bổ sung máu và tránh tình trạng thiếu máu. Đặc biệt bà bầu ăn thịt bò còn giúp giữ ổn định lượng đường trong máu, giúp bà bầu có sức đề kháng tốt, tránh bệnh tật, tránh nhiễm khuẩn.

1.2 Cá hồi

Theo các bác sĩ dinh dưỡng, cá hồi là một trong những loại cá an toàn và rất giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu. Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dinh dưỡng cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần.

Tuy nhiên, các bà bầu cũng chỉ nên ăn khoảng 350 gam cá hồi mỗi tuần vì mặc dù cá hồi có ít hàm lượng thuỷ ngân, an toàn hơn các loại cá khác nhưng nếu ăn hằng ngày có thể tích tụ một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể và gây hại cho em bé.

1.3 Sữa

Sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai và sữa chua rất quan trọng trong thời kỳ mang thai vì chúng có chứa canxi và các chất dinh dưỡng khác mà mẹ và bé đều cần. Bạn hãy chọn loại ít béo, chẳng hạn như sữa tách kem, sữa chua ít chất béo, ít đường và phô mai ít béo. Nếu bạn lựa chọn các sản phẩm thay thế như sữa đậu nành và sữa chua, nên chọn loại giàu canxi nhưng không đường.

1.4 Súp lơ trắng

Bà bầu nên ăn gì? Một bữa ăn súp lơ trắng, bạn sẽ cung cấp cho mẹ bầu khoảng 200mg omega3. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của súp lơ gồm có protein 3,5%; gluxit 4,9%; xenllulo 0,9%, và nhiều khoáng chất, vitamin như: Canxi (26mg%); photpho (51mg%); sắt (1,4mg%) và natri (20mg%); kali (349mg%), Betacaroten (40mg%); vitamin B1 (0,11mg%), vitamin C (70mg%).

1.5 Đậu lăng

Nhóm thực phẩm họ đậu này bao gồm đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành và đậu phộng,…Các loại đậu là nguồn cung cấp chất xơ, protein, sắt, folate (B9) và canxi tuyệt vời – tất cả những gì cơ thể bạn cần nhiều hơn trong thời kỳ mang thai.

Folate là một trong những loại vitamin B (B9) đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên khi mang thai. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ mang thai không tiêu thụ đủ folate trong thời gian này (11 , 12). Điều này có liên quan đến việc tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh và nhẹ cân ở trẻ khi được sinh ra. Lượng folate không đủ cũng có thể khiến con bạn dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật sau này trong cuộc sống (13 , 14).

Một chén đậu lăng, đậu xanh hoặc đậu đen có thể cung cấp từ 65% 90% RDA (15).Hơn nữa, các loại đậu thường có nhiều chất xơ. Một số loại đậu cũng có nhiều chất sắt, magiê và kali.

1.6 Khoai lang

Khoai lang rất giàu beta-carotene, là một hợp chất thực vật được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể bạn. Vitamin A rất cần thiết cho sự tăng trưởng và sự biệt hóa của hầu hết các tế bào và mô trong cơ thể. Đặc biệt, nó rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi một cách khỏe mạnh.

Phụ nữ mang thai thường được khuyên nên tăng lượng vitamin A lên 10-40% (21, 22, 23). Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng nguồn vitamin A từ động vật vì có thể gây độc tính khi ăn quá mức (24). Do đó, beta-carotene là nguồn vitamin A rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai.

Chỉ cần 100-150 gram khoai lang nấu chín đáp ứng toàn bộ lượng chất vitamin nên được cung cấp hàng ngày trong quá trình mang thai của mẹ. (25). Hơn nữa, khoai lang có chứa chất xơ, có thể làm tăng sự đầy đặn, giảm gai đường trong máu và cải thiện sức khỏe tiêu hóa và khả năng vận động (26, 27).

2. Bà bầu nên tránh những thực phẩm nào?

Bên cạnh việc bà bầu nên ăn gì, các mẹ cần nên tránh những thực phẩm có nhiều chất béo, đường. Thức ăn ngọt và đồ uống thường chứa hàm lượng calorie cao khiến bạn tăng cân. Đồng thời, việc dùng thức ăn ngọt và một số loại đồ uống có thể dẫn đến sâu răng.

Có rất nhiều calorie trong chất béo nên việc ăn quá nhiều thức ăn béo hoặc ăn chúng quá thường xuyên có thể khiến bạn tăng cân. Quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.

Thực phẩm có nhiều chất béo, đường hoặc cả hai bao gồm: bơ, dầu, sốt trộn salad, kem, chocolate, khoai tây chiên giòn, bánh quy, bánh ngọt, pudding, thức uống có gas.

Tóm lại, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi, do vậy bà bầu nên ăn gì để mẹ và bé đều khỏe mạnh là điều được nhiều chị em quan tâm. Tốt nhất bà bầu cần phải được sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tình trạng tránh tình trạng thừa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *